Loại củ được ví như nhân sâm Hàn Quốc, được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh trên thế giới

Tại Nhật Bản, loại củ này được xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai.

Củ sen hay còn gọi là liên ngẫu, tên khoa học là Rhizoma Nelumbinis. Đây là bộ phận của cây sen nằm sâu dưới bùn, có hình dáng thon dài, màu trắng. Củ sen là một loại củ màu trắng, có nhiều lỗ, vị ngọt, giòn kể cả khi nấu chín.

Củ sen chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh và an toàn nhất trên thế giới. Các loại củ sen phổ biến hiện nay là củ sen 7 lỗ và củ sen 9 lỗ.

Theo quan điểm y học Trung Quốc, củ sen là một biện pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm củ sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình. 

Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ củ sen cho phụ nữ. Củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai. Món sushi thập cẩm có các lát củ sen là món ăn truyền thống cho bữa tiệc ngày đầu năm. 

Theo Healthline, 100g củ sen tươi chứa 79,10g nước và 74 kcal năng lượng. Bạn cũng có thể tìm kiếm các chất dinh dưỡng thiết yếu khác trong củ sen như 2,60g protein; 17,23g carbohydrate; 4,9g chất xơ; 45mg canxi; 1,16mg sắt; 23mg magie…

Ăn - Chơi - Loại củ được ví như nhân sâm Hàn Quốc, được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh trên thế giới

Loại củ được ví như nhân sâm Hàn Quốc, được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh trên thế giới.

Công dụng của củ sen đối với sức khỏe

Hỗ trợ tăng năng lượng

Sử dụng củ sen làm tăng lượng sắt trong cơ thể. Sắt hỗ trợ năng lượng liên tục bằng cách cho phép oxy đến các tế bào của cơ thể. Khi bị thiếu sắt, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó tập trung. Ăn thực phẩm giàu chất sắt giúp tăng lượng oxy trong tế bào và cơ bắp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Cải thiện chức năng miễn dịch

Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động của enzim. Ngoài ra sắt giúp tái sinh các tế bào máu.

Chống oxy hóa

Một chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp chống lại những tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó ngăn chặn các căn bệnh chết người như ung thư. Củ sen chính là một trong những thực phẩm có thể giúp bồi đắp lượng dự trữ các chất chống oxy hóa trong cơ thể.

Hỗ trợ giảm cân

Nếu bạn muốn giảm cân, củ sen là một siêu thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của bạn. Nó chứa hàm lượng calories thấp, giàu chất xơ và giàu các dinh dưỡng cần thiết. Khi cơ thể bạn nhận được tất cả các dưỡng chất mà nó cần, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn và tránh được tình trạng ăn quá nhiều, do đó kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn.

Cải thiện lưu thông máu và điều chỉnh huyết áp

Sự kết hợp của đồng và sắt trong củ sen giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Chúng còn giúp giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng liên quan đến thiếu máu, cũng như cải thiện năng lượng.

Kali trong củ sen cũng giúp điều hòa huyết áp, giãn các mạch máu, cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể và cải thiện lưu lượng máu.

Kiểm soát thần kinh

Ngoài vai trò tích cực của nó trong tiêu hóa thức ăn, củ sen còn chứa nhiều vitamin. Vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Lượng pyridoxine đầy đủ giúp ta kiểm soát đau đầu, căng thẳng, lo lắng và thất vọng.

Ăn - Chơi - Loại củ được ví như nhân sâm Hàn Quốc, được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh trên thế giới (Hình 2).

Loại củ được ví như nhân sâm Hàn Quốc, được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh trên thế giới.

Ngăn ngừa ung thư

Vitamin C có trong củ sen giúp bảo tồn cấu trúc DNA và làm giảm các bất thường liên quan đến các tế bào bị đột biến dẫn đến ung thư. Vì vậy, ăn củ sen có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

Ngoài ra, theo y học cổ truyền, củ sen còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới, chữa sốt xuất huyết…

Cầm máu

Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nước ép củ sen để ngăn chặn chảy máu trong thực quản, ruột, dạ dày, đại tràng và chảy máu mũi.

Loại bỏ chất nhầy

Lượng vitamin C cao trong củ sen có tác dụng hòa tan chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp và loại bỏ chất nhầy bằng cách bài tiết ra khỏi cơ thể. Do đó, củ sen thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và bệnh lao. Muốn có kết quả chữa bệnh tốt hơn và thức uống ngon hơn, nên ép củ sen cùng cà rốt để uống.

Điều hòa nhiệt độ cơ thể

Uống nước ép củ sen với cam để hạ sốt. Trà củ sen điều trị cảm lạnh hoặc ăn củ sen hầm thịt gà khi còn ấm là bài thuốc vừa ngon vừa hữu hiệu để chữa bệnh cảm lạnh, sốt.

Những lưu ý khi sử dụng củ sen

Ăn - Chơi - Loại củ được ví như nhân sâm Hàn Quốc, được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh trên thế giới (Hình 3).

Loại củ được ví như nhân sâm Hàn Quốc, được mệnh danh là một trong những loại thực phẩm lành mạnh trên thế giới.

Mặc dù tác dụng của củ sen tốt cho sức khỏe nhưng thực phẩm này không được khuyên dùng với những người bị bệnh tiểu đường, vì trong củ sen có chứa tinh bột. Người bệnh tiểu đường ăn củ sẽ sẽ khiến lượng insulin trong cơ thể tăng nhanh.

Nếu bạn có tiền sử loét dạ dày hoặc loét tá tràng thì bạn cũng không nên ăn củ sen. Chất xơ có trong thực phẩm này có thể khiến bạn bị khó chịu hoặc đầy hơi.

Bên cạnh đó, củ sen là loại củ rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, bởi nó là cây thủy sinh sống ở vùng nước dễ bị ô nhiễm, thường bị dính ấu trùng lát gừng. Do đó, tuyệt đối bạn không ăn củ sen sống, cần nấu chín củ sen trước khi ăn để tránh bệnh nhiễm trùng lát gừng.

Với những người sử dụng trà củ sen cũng cần dùng đúng cách để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Như Quỳnh (T/h)

https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loai-cu-duoc-vi-nhu-nhan-sam-han-quoc-duoc-menh-danh-la-mot-trong-nhung-loai-thuc-pham-lanh-manh-tren-the-gioi-a596392.html

Trích Nguồn Báo điện tử Đời sống & Pháp luật (http://www.doisongphapluat.com)

Đã đăng bởi HayXem.VN trong mục Đời Sống
2146 lượt xem